ROTTERDAM BUSINESS SCHOOL (RBS) \ok

RBS tọa lạc tại thành phố cảng năng động Rotterdam – cảng đường thủy lớn nhất ở Châu Âu, theo đó Rotterdam có những mạng lưới giao dịch và vận tải toàn cầu. Thành lập năm 1990, Rotterdam không chỉ nổi tiếng là tiên phong trong mọi lĩnh vực mà còn là thành phố đa văn hóa với hơn 175 quốc tịch khác nhau. Trường Rotterdam nằm ngay cạnh trường đại học nghiên Erasmus vị trí vô cùng thuận tiện với các phương tiện giao thông cũng như dịch vụ công cộng khác.

Môi trường giáo dục của RBS là một tổng hòa giữa kiến thức sách vở, kinh nghiệm thực tiễn và phát triển từng cá nhân. Yếu tố thành công của RBS là sự liên kết trí thức và kỹ năng của sinh viên với các tổ chức khác nhau. Điều này rất hữu ích có việc thực hành của sinh viên cũng như đảm bảo chất lượng của trường.

Bậc học đào tạo: Cử nhân, dự bị thạc sĩ và thạc sĩ, Chương trình trao đổi, khóa học ngắn hạn mùa hè

Ngành học: International Business ( Quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế), Supply Chain Management, Consultancy and Entrepreneurship, Finance -Accounting, Logistics

Học phí Đại học: 9000 Euro

Chi phí sinh hoạt : 800- 1000 Euro/ 1 tháng

Yêu cầu đầu vào: ielts từ 6.0 Học bổng: Orange Tulip Scholarship (OTS)

http://rotterdamuas.com

[Netherlands] – TÓM LẠI LÀ DU HỌC HÀ LAN TỐN CHỪNG NÀY TIỀN… \ok

Học ở Hà Lan được coi là rẻ hơn nhiều so với bất kì nơi nào khác trên đất châu Âu. Với sinh hoạt phí tương đối thấp, học phí “phải chăng” (ít nhất là so với Vương quốc Anh), Hà Lan trở thành điểm đến được hơn 80.000 sinh viên quốc tế chọn học.

Lưu ý tỷ giá tham khảo: 1 euro tương đương khoảng 28.000vn

Tham khảo mức học phí trung bình

Sự chênh lệch học phí giữa sinh viên quốc tế và châu Âu còn tùy thuộc vào bậc học. Ở bậc cử nhân, sinh viên quốc tế đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu sẽ phải trả học phí và phí đăng ký cao hơn sinh viên châu Âu. Học phí sẽ có sự khác biệt giữa các cơ sở đào tạo và ngành học, chẳng hạn như Erasmus University of Rotterdam đòi hỏi sinh viên ngoài châu Âu phải đóng mức phí cao hơn 7,900 euros để được học Kỹ sư và Khoa học sinh thái, hoặc 9,000 euros cho các khóa học tại trường Quản lý Rotterdam (Rotterdam School of Management).

Còn ở bậc sau cử nhân, sinh viên ngoài châu Âu sẽ phải đóng mức phí cao hơn khoảng 8000 euros cho một năm học Sau cử nhân. Dù mỗi trường sẽ có những mức học phí khác nhau, nhưng những thông tin bên dưới sẽ là học phí trung bình cho năm học 2017-2018 tùy theo ngành học:

Nghệ thuật và nhân văn: 10,500 euros

· Khoa học Xã hội và hành vi: 14,000 euros

· Kinh doanh và thương mại: 14,000 euros

· Luật: 12,500 euros

· Khoa học đời sống: 13,000 euros

· Khoa học và công nghệ: 14,000 euros

· Khoa học không gian: 10,500 euros

Về nhà ở, Hà lan khác với những quốc gia châu Âu khác ở chỗ trường rất hiếm khi có khu học xá. Chính vì thế, sinh viên thường phải tự thân vận động trong việc tìm kiếm nhà ở, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Amsterdam.

Trường Đại học Amsterdam ký thỏa thuận với nhiều công ty và hiện nhà trường đề xuất khoảng 1700 phòng trọ (có sẵn đồ đạc) cho sinh viên quốc tế đến theo học tại trường, trong khoảng thời gian tối đa là 2 học kì. Để có được một suất, bạn sẽ phải đóng khoảng phí không hoàn lại từ 300 đến 425 euros cho một học kì, hoặc 500 đến 625 euros cho một năm, kèm theo các phí thuê nhà khác. Đây là chưa kể phí cho công ty môi giới hay tiền đặt cọc.

Để tiết kiệm, nhiều sinh viên sống trong các nhà trọ sinh viên (student hostels), cho phép họ có phòng riêng của mình, nhưng lại phải dùng chung bếp và các tiện ích phòng tắm, phòng vệ sinh, với mức chi phí khoảng 325 đến 500 euros/tháng.

Về các khoản chi khác, Hotcourses đã thống kê mức phí trung bình mà bạn có thể sẽ cần chi trả trong thời gian du học:

· Bảo hiểm sức khỏe hàng tháng 100 euros

· Visa, thẻ cư trú cho sinh viên ngoài châu Âu: 320 euros

· Phí điện thoại trả trước: 0,21 euros/phút

· Cáp internet, 1.5Mb/s: 20 euros/tháng

· Điện, gas, nước: 100 đến 225 euros/tháng

Về phương tiện di chuyển. Người Hà Lan nổi tiếng mê đi xe đạp và lượng xe đạp ở đây thậm chí còn đông đảo hơn cả số dân! Chưa kể, đây còn là phương tiện rẻ, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe của bạn. Trong trường hợp cần di chuyển ở khoảng cách xa, bạn có thể đi các phương tiện công cộng khác. Giá vé của một số loại phương tiện đi lại như sau:

· Vé tàu từ sân bay Schiphol, Amsterdam: 4 euros

· Vé di chuyển có giá trị 1 tuần ở Amsterdam: 32 euros

· Vé bus, tramway, tàu trong vòng 1 giờ, Amsterdam: 2.80 euros

· Thẻ di chuyển theo tháng, GVB: 89 euros

· Thuê xe đạp trong một ngày: 10 euros

Nói về chuyện ăn uống, bạn có thể lựa chọn giữa việc ăn ở nhà hàng, đi siêu thị tự nấu hay ăn ở căng-tin trường. Có rất nhiều siêu thị và nhà hàng khác nhau cho bạn lựa chọn. Sinh viên ở Hà Lan thường chọn đi siêu thị và tự về nhà nấu, nhất là họ rất tranh thủ những khi có đợt khuyến mãi lớn. Bên dưới sẽ là giá tiền của một số mặt hàng nhu yếu phẩm:

· 1 lít sữa: 0.90 euros

· Túi bánh mì 500g: 1.20 euros

· 1kg phi-lê gà: 6.5 euros

· 500g mì spaghetti: 0.90 euros

· 1.5 lít coca-cola: 1.80 euros

· 400 gram gạo trắng: 0.8 euros

· 12 quả trứng: 2 euros

· 1 lít dầu ô-liu: 5 euros

Ngoài ra, giải trí cũng là một khoản chi cần thiết, nhưng mức độ nhiều hay ít lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu mỗi người. Nếu muốn, bạn cũng có thể “sắm” cho mình chiếc thẻ Sinh viên quốc té để tận hưởng các dịch vụ giảm giá trên diện rộng. Các giá cả dưới đây có thể sẽ trả lời được thắc mắc của bạn về chi phí giải trí ở Hà Lan:

· Khoảng ½ lít bia trong 1 quán bar: 5 euros

· Cappuccino: 2.50 euros

· 330ml nước: 1.80 euros

· Ăn ở nhà hàng (3 món – khai vị, món chính, tráng miệng): 30 euros

· Vé xem phim (chưa giảm giá cho sinh viên): 10 euros Source

Theo Hotcoursesabroad

SAXION UNIVERSITY OF APPLIED SCIENCES \ok

Saxion là một trong những trường đại học có quy mô lớn nhất ở Hà Lan với số lượng sinh viên lên đến 27.000 đến từ hơn 89 các quốc gia khác nhau. Với bề dày lịch sử hơn 100 năm thành lập, Saxion luôn thành công trong việc thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, đối mới trong các lĩnh vực được xem là “công nghệ của sự sống”. Saxion hiện có 3 cở sở ở Deventer, Enschede và Apeldoom và nổi bật với sự đa dạng các chương trình học và loại hình đào tạo.

Đặc biệt: trường có chương trình “Connect International Talents” tạo điều kiện cho các SV sau tốt nghiệp được trở thành thực tập sinh ở các công ty hoặc các tổ chức trong khoản thời gian từ 6 – 12 tháng.

Bậc học đào tạo: Dự bị tiếng Anh, Cử nhân, Chuyển tiếp năm cuối, Trao đổi, Thạc sĩ

Ngành học: Kinh tế, Kinh doanh, Du lịch, Nhà hàng -khách sạn, Khoa học máy tính, điện điện tử, Kỹ thuật may, nghệ thuật… Học bổng: Orange Tulip Scholarship (OTS), Holland scholarship (HS), Saxion Holland Top Talent scholarship lên đến 80% học phí, Saxion Talent scholarship lên đến 40% học phí và tự động, Saxion Living Technology Scholarship trị gía 10,000 Euro chỉ dành cho các khối ngành kĩ thuật (xét cả bậc cử nhân + thạc sĩ), Extended Saxion Talent Scholarship gần 40% học phí Sau năm thứ nhất, nếu sinh viên đạt 54 tín chỉ/năm sẽ tiếp tục nhận học bổng Top Talent này cho năm 2, 3 và 4.

[Netherlands] – HANZE UNIVERSITY OF APPLIED SCIENCES – Groningen \ok

Hanze được thành lập từ năm 1978 tại thành phố Groningen sôi động, là trường đại học đa ngành đào tạo chuyên sâu nhiều lĩnh vực khác nhau, là nơi cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội hơn 2 thế kỳ qua. Trường cung cấp hơn 54 chương trình cử nhân, 19 chương trình cử nhân và 8 chương trình liên kết. Hanze là một trong những trường đi tiên phong trong việc tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục đại học. Cho đến nay tất cả các chương trình học của Hanze đều được công nhận bởi tổ chức kiểm định giáo dục Hà Lan và vùng Flander (NVAO).

Bậc học đào tạo: Cử nhân, Thạc sĩ, chương trình ngắn hạn mùa hè

Thế mạnh đào tạo: Nghệ thuật và Thiết kế, Kỹ thuật Cảm biến ứng dụng, Kỹ thuật Dân sự, Âm nhạc, Truyền thông quốc tế, Quản lý Công trình, Quản lý cơ sở vật chất quốc tế, Kinh tế và Quản lý Quốc tế, Vật lý trị liệu, công tác xã hội, phát triển và thiết kế tròi chơi, Kỹ thuật Tái tạo Năng lượng, Truyền thông Quốc tế, Quản trị kinh doanh, Truyền thông và Môi trường, Vẽ Mỹ thuật, Nghệ thuật phong cảnh,…

Yêu cầu đầu vào: Ielts 6.0

Chi hí sinh hoạt khoảng: 700 – 900 Euro. Học bổng: Orange Tulip Scholarship (OTS), Holland scholarship (HS)

[Netherlands] – Học bổng du học Hà Lan – Orange Tulip Scholarship (OTS)

[Netherlands] – Học bổng du học Hà Lan – Orange Tulip Scholarship (OTS)
là sự kết hợp giữa Nuffic Neso Vietnam và 19 trường đại học Hà Lan. Mục tiêu của học bổng hướng đến các bạn sinh viên xuất sắc đến từ Việt Nam và trao cho họ cơ hội được học tập và nghiên cứu tại Hà Lan.
Học bổng du học Hà Lan 2018
Trong năm học 2018 – 2019, gói học bổng dành cho du học Hà Lan Orange Tulip Scholarship từ các trường đại học cho sinh viên Việt Nam lên đến hơn 550,000 euro với 58 suất học bổng. Ngân sách cho từng suất học bổng khác nhau tùy theo từng trường và từng ngành học.
Học bổng Orange Tulip Scholarship 2018 dành cho bậc Cử nhân.
Dưới đây là danh sách các trường đại học Hà Lan cung cấp học bổng OTS dành cho các sinh viên theo học cử nhận:
1. Saxion University of Applied Sciences (50% học phí ~ 3.900 EUR) ( 2 suất – dealine 1.3)
2. Zuyd University of Applied Sciences (~3.600 EUR) (2 suất – dealine 1.4)
3. TiO University of Applied Sciences (~8.000 EUR) ( 2 suất – dealine 1.4)
4. Wittenborg University of Applied Sciences (~ 5.000 EUR cho chương trình top up và 7.000 EUR cho Master) (6 suất master và 2 suất cho hs năm cuối top-up , dealine 1.4)
5. Holland ISC, StudyGroup (~ 5.000 EUR cho chương trình dự bị đại học các ngành khoa học kỹ thuật, kinh doanh và quản lý)( 1 suất – dealine 1.4)
Các trường đại học cung cấp học bổng OTS cho BẬC THẠC SĨ:
1. Amsterdam Business School, University of Amsterdam (~ 10.760 EUR -12.000 EUR )
2. Maastricht School of Management (~20.150 – 31.000 EUR)
3. Nyenrode Business University (~ 10.000 – 25.000 EUR)
4. The Hague University (~ 5.000 EUR)
5. University of Groningen (~ 50.000 EUR)
6. IHS (~ 30% học phí)
7. AHK (~ 5.000 EUR)
8. Erasmus University Rotterdam (~5.500 EUR)
10. Tilburg University (~ 6.600 – 10.600 EUR)
11. Maastricht University (~ 100% học phí
12. Hanze UAS (~ 2.500 – 3.000 EUR)

????????????Hồ sơ đăng kí học bổng Orange Tulip Scholarship.
Bạn cần hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ sau đây:
1. Đơn xin học bổng OTS,
2. Thư xác nhận từ phía trường ĐH Hà Lan về việc thủ tục nhập học đã hoàn tất
3. Sơ yếu lý lịch (bằng tiếng Anh, có ảnh kèm theo)

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ HỌC BỔNG ORANGE TULIP SCHOLARSHIP
– Bạn hoàn toàn có thể nộp nhiều trường cùng lúc cho chương trình học bổng OTS Vietnam, tuy nhiên, không được quá 3 trường.
– Điều kiện chung:
• Sinh viên có kết quả học tập xuất sắc.
• Nộp hồ sơ vào các chương trình ĐH và Sau ĐH của các trường ĐH Hà Lan nàm trong danh sách cấp học bổng OTS.
• IELTS tối thiểu từ 6.0 cho chương trình ĐH và 6.5 cho chương trình Thạc sĩ.
• Yêu cầu GMAT tối thiểu 600 và kinh nghiệm làm việc cho những bạn nộp đơn cho những chương trình MBA và quản lý. Đừng quên kiểm tra xem bạn có đáp ứng được các yêu cầu chương trình học hay không.
– Những giấy tờ/ hồ sơ cần thiết để apply học bổng OTS?
• Đơn đăng ký học bổng OTS
• Tài liệu chứng minh bạn đã nộp hồ sơ cho trường ĐH Hà Lan (thư xác nhận từ phía trường)
• Sơ yếu lý lịch: Toàn bộ tài liệu phải được viết bằng tiếng Anh và có ảnh trên CV
– Quy trình nộp hồ sơ cho học bổng OTS
• Bước 1: Hồ sơ nộp cho trường ĐH Hà Lan: Theo hướng dẫn trên mục Admission trên website của trường
• Bước 2: Hồ sơ nộp như đã liệt kê mục (giấy tờ/ hồ sơ ) cho Neso Vietnam, theo đúng deadline của từng trường

– Nếu bạn đang nhận được một khoản tài trợ từ một chương trình khác
Bạn vẫn có thể tham gia nộp đơn đến chương trình OTS để xét duyệt khi đang nhận một khoản tài trợ từ một chương trình khác.
Ví dụ bạn có thể nhận học bổng OTS từ một trường đại học nào đó tại Hà Lan và một khoản trợ cấp từ một tổ chức khác. Tuy nhiên, nếu bạn đã được trao học bổng toàn phần, bạn không thể tiếp tục nhận khoản trợ cấp thứ hai từ một tổ chức khác tại cùng một thời điểm. Bạn có thể kết hợp học bổng Orange Tulip với tài chính, chẳng hạn như CONACYT, FIDERH, hoặc FUNDED.

Hãy ghi nhớ rằng tổ chức Hà Lan có thỏa thuận với một tổ chức đồng tài trợ trong việc tiến hành điều tra để đảm bảo rằng liệu bạn có thể kết hợp cả hai hỗ trợ này với nhau được hay không.

– Có phải chương trình học bổng OTS bao gồm tất cả các chi phí học tập và sinh sống tại Hà Lan ?


Không phải các chi phí đều được trợ cấp từ chương trình học bổng OTS. Học bổng có thể bao gồm toàn bộ giá trị hoặc một phần giá trị của học phí hàng năm. Người tham gia phải chịu các chi phí còn lại, bao gồm chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian học (khoảng €800 đến €1000 mỗi tháng), chi phí cho vé máy bay hoặc những chi phí phát sinh khác

– Deadline chung cho học bổng OTS là ngày 1/4/2018. Tuy nhiên, sinh viên phải kiểm tra lại thông tin về hạn chót nộp hồ sơ trên website của các trường ĐH Hà Lan và trên bảng thông tin học bổng OTS của từng trường vì deadline mỗi trường khác nhau.

– Thông thường chỉ các chương trình Thạc sĩ liên quan đến quản lý hoặc MBA mới yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Bạn nên kiểm tra trực tiếp trong bảng thông tin học bổng OTS của trường và các điều kiện đầu được công bố trên website của trường.

[Netherlands] – Những ngành thế mạnh tại Hà Lan \ok

Logistic & quản lý chuỗi cung ứng, Du lịch, Truyền thông, Kỹ thuật, Công nghệ… là những ngành được nhiều du học sinh lựa chọn khi tới Hà Lan.
Hà Lan thuộc Top 10 toàn cầu về chất lượng giáo dục, mức độ an toàn, chỉ số hạnh phúc, chất lượng cuộc sống và có chi phí du học thấp hơn so với nhiều nước đào tạo bằng tiếng Anh khác.

Trong Báo cáo 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017, Hà Lan là nền kinh tế phát triển ổn định thứ hai thế giới với những lĩnh vực mũi nhọn là: Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng, Tâm lý, Du lịch – nhà hàng – khách sạn, Truyền thông, Kỹ thuật, Công nghệ, Khoa học đời sống và nông nghiệp… Đây cũng là các ngành đào tạo thế mạnh, đang được nhiều du học sinh Hà Lan lựa chọn trong năm học 2018.

Tìm hiểu các ngành học xu hướng 2018 tại Hà Lan
Hà Lan là điểm đến du học nổi tiếng được nhiều học sinh quốc tế lựa chọn.

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Hà Lan là trung tâm trung chuyển hàng hóa của Tây Âu và thế giới, được World Bank Global Logistics Performance Index 2016 xếp trong Top 5 thế giới về hiệu quả logistics. Nước này có 12.089 công ty vận tải, cảng biển Rotterdam (lớn nhất châu Âu), sân bay Amsterdam (số một châu lục về kết nối trực tiếp). Đây là tiền đề để Hà Lan nâng cao chất lượng đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Tâm lý

Theo QS Ranking 2018, Hà Lan hiện có 9 trường thuộc Top 1% thế giới về đào tạo Tâm lý. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở trong các công ty về tư vấn, nghiên cứu thị trường, quản lý, nhân sự, truyền thông… với thu nhập xứng đáng.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, một bác sĩ tâm thần được trả khoảng 167.610 USD một năm (tương đương 3,8 tỷ đồng), chuyên viên tâm lý học có mức lương thấp hơn nhưng vẫn đạt mức 97.820 USD một năm (khoảng 2,22 tỷ đồng).

Du lịch – nhà hàng – khách sạn

Theo Tổ chức Du lịch & Lữ hành Thế giới, năm 2017 đã có gần 16 triệu du khách quốc tế đến Hà Lan, mang lại 5,4% GDP toàn quốc và tạo ra gần 705.000 việc làm.

Đây là nền tảng để Hà Lan giảng dạy chất lượng ngành này với giáo trình ứng dụng cao. Sinh viên được thực tập, trao đổi trên khắp thế giới. Sau khi tốt nghiệp, các em có thể làm việc tại các khách sạn lớn như Park Hyatt, Marriott, Hilton, Four Seasons, Crowne Plaza…

Truyền thông

Hà Lan là nơi xuất khẩu nội dung truyền hình lớn thứ 2 thế giới với những chương trình quen thuộc như The Voice, Big Brother, Deal Or No Deal…

Nước này còn nổi tiếng về điện ảnh với các tác phẩm như Borgman, Code Blue, Wild Romance, The Fourth Man… Vì vậy mà truyền thông nơi đây cũng phát triển về cả thực tiễn công việc và chương trình giảng dạy. Theo QS Ranking 2018, Đại học Amsterdam của Hà Lan đang dẫn đầu thế giới về ngành Truyền thông.

Kỹ thuật – Công nghệ

Hà Lan có nhiều phát minh ấn tượng về kỹ thuật – công nghệ như hệ thống đê biển, cối xay gió, tàu ngầm, kính viễn vọng, CD, Bluetooth, nền tảng của Wifi… Xứ sở hoa tulip còn sở hữu Vùng trí tuệ Eindhoven – khu vực dẫn đầu châu Âu về sáng tạo công nghệ cao.

Chương trình đào tạo kỹ thuật của Hà Lan rất đa dạng, bao gồm các chuyên ngành nổi bật như IT, Điện – Điện tử, Cơ khí, Tự động hóa, Hệ thống điều khiển…

Khoa học đời sống

Theo EuroHealth Consumer Index, Hà Lan 4 lần đứng đầu Châu Âu (kể từ năm 2014 đến nay) về y tế và chăm sóc sức khỏe. Nước này thuộc Top 10 toàn cầu về số lượng bằng sáng chế và sở hữu hơn 3.000 công ty về khoa học đời sống như MSD, Amgen, Genmab, Astellas, Medtronic… 7 trường đại học nghiên cứu của Hà Lan được xếp trong Top 200 thế giới về giảng dạy khoa học đời sống.

Nông nghiệp

Hà Lan là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ). Ngành nông nghiệp nơi đây phát triển đa dạng từ chăn nuôi đến trồng trọt, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại.

Hiện có 12/26 công ty nông nghiệp số một thế giới có trụ sở tại đây, điển hình là Danone, Heinz, Royal FrieslandCampina… Theo QS Ranking 2018, Đại học Wageningen của Hà Lan được xếp ở vị trí số một thế giới về khối Nông – Lâm nghiệp.

Nguồn:vnexpress

[Netherlands] – Học tập tại Hà Lan \ok

Bạn đã từng tìm kiếm một địa điểm với tất cả những điều sau đây – những người cao lớn; đôi giày bằng gỗ nhỏ; kênh đào tinh vi lót các thành phố xinh đẹp; cây xanh tự nhiên?

Holland, hay còn gọi là Netherlands, là mẫu mực của vẻ đẹp châu Âu và là trung tâm của các vấn đề quốc tế. Về mặt ngoại giao, Hà Lan là quê hương của Toà án Hình sự Quốc tế ở Hague và thành phố Maastricht, một thành phố lịch sử quan trọng để thành lập Liên minh châu Âu. Vẻ đẹp bẩm sinh của Hà Lan chỉ là sự bổ sung vị thế quốc tế quan trọng của đất nước. Học tập tại một nơi độc đáo như vậy là một kinh nghiệm giáo dục hiếm hoi.

Các thành phố tập trung.
Amsterdam
Là thủ đô của Hà Lan, thành phố nằm bên bờ sông Amstel và mang dáng dấp của một thành phố cổ Châu Âu điển hình. Dù mang dáng vẻ cổ kính nhưng Amsterdam hiện là thành phố lớn nhất, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của Hà Lan.

Rotterdam
Rotterdam có cảng lớn nhất ở châu Âu, đó là tại một điểm cảng lớn nhất thế giới. Sau khi trải qua những thiệt hại cơ sở hạ tầng nghiêm trọng ở tay người Đức, Rotterdam được xây dựng lại theo kiểu hiện đại hơn, kết hợp thép và thủy tinh cao tầng. Có một lý do tại sao Rotterdam được gọi là Manhattan của Maas.

Maastricht
Maastricht, một thành phố nằm trong khoảng cách đi bộ đến Bỉ và Đức, được biết đến như là nơi sinh của Hiệp ước Maastricht, chính thức chuyển đổi Châu Âu thành một Liên minh duy nhất. Maastricht được nhắc đến với điểm nổi bật từ hệ thống kênh đào chằng chịt trong thành phố, và các dịch vụ ăn uống thêm vào đó là sức lôi cuốn riêng về văn hoá tại đây.

Ngôn ngữ
Hà Lan có thể là ngôn ngữ chính thức của Hà Lan nhưng gần 83% dân số nói tiếng Anh với mức độ gắn kết khác nhau. Một lần nữa, không ai ngăn bạn học tiếng Hà Lan cho các tương tác xã hội với các nhóm xã hội lớn hơn. NRCSA là một chương trình cung cấp 15, 20 hoặc 25 giờ học tiếng Hà Lan một tuần.

Nhà ở
Các thành phố ở Hà Lan có xu hướng khá hiện đại và được trang bị tốt cho sinh viên du học. Vì vậy, các chương trình cung cấp một loạt các tiện nghi sinh sống từ căn hộ đến nhà ở để sống ký túc xá.

Nếu muốn nhà ở kiểu căn hộ ( nếu bạn đủ tuổi đăng ký), bạn có thể tìm thấy các căn hộ sinh viên được trang bị trên khắp nước Ý thông qua UniPlaces.

Cuộc sống học tập
Các trường Hà Lan ngày càng trở nên quốc tế, có nghĩa là bạn có thể học từ bằng cử nhân đến tiến sĩ. Cho dù bạn đang học tại trường Đại học Amsterdam hay Đại học Leiden, thì sinh viên từ khắp nơi trên thế giới chắc chắn sẽ tham gia với bạn.

Các trường học Hà Lan có ảnh hưởng quốc tế, hệ thống giáo dục sử dụng thang điểm 1-10 có tuyến tính. Bất cứ điểm nào giữa 8 (rất tốt ở Hà Lan) và 10 (xuất sắc) sẽ được coi là A + ở Mỹ và ở một mức độ nhất định ở Anh.

https://www.youtube.com/watch?v=XNCSTVOcSq8

Các cơ sở giáo dục của Hà Lan \ok

Bạn sẽ thấy 2 lựa chọn cơ sở chính ở Hà Lan: các trường đại học dạy khoa học ứng dụng và các trường đại học nghiên cứu. Trên quy mô nhỏ hơn, các học viện dành cho giáo dục quốc tế có tổ chức các chương trình được thiết kế đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế.

Các trường đại học dạy khoa học ứng dụng (‘hogescholen’) tập trung vào giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học và có vô số chương trình chuyên nghiệp trong các ngành văn chương và khoa học ứng dụng, với trọng tâm vào việc chuẩn bị cho các sự nghiệp cụ thể. Học hỏi các kỹ năng làm việc thực tế qua việc thực tập thường được lồng ghép vào nội dung khóa học. Có 43 trường đại học dạy khoa học ứng dụng ở Hà Lan.

Thời gian khóa học tại các trường đại học dạy khoa học ứng dụng: Thạc sĩ (M): 1-2 năm học tập, Cử nhân (B): 4 năm học tập

Các trường đại học nghiên cứu trên khắp Hà Lan đào tạo sinh viên, cả trong nước và quốc tế, trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu. Có 13 trường đại học nghiên cứu và một trường đại học mở ở Hà Lan.

Thời gian khóa học tại các trường đại học nghiên cứu: Tiến sĩ: 4 năm học tập, Thạc sĩ Văn chương (MA): 1-2 năm học tập, Thạc sĩ Khoa học (MSc): 1-2 năm học tập, Cử nhân Nghệ thuật: 3 năm học tập, Cử nhân Khoa học (BSc): 3 năm học tập.

Các học viện giáo dục quốc tế (IE) ở Hà Lan tổ chức các khóa học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Các học viện tổ chức các khóa giáo dục đào tạo sau đại học trong nhiều chuyên ngành hướng đến các chuyên gia trong cộng đồng quốc tế. Các học viện IE tổ chức các khóa học ngắn hạn, các chương trình thạc sĩ và đôi khi có các khóa học tiến sĩ. Có 6 học viện IE lớn ở Hà Lan.

Thời gian khóa học tại các học viện giáo dục quốc tế: Tiến sĩ (chỉ tổ chức tại 1 học viện IE), thời gian linh hoạt, Thạc sĩ Văn chương: 1-2 năm học tập, Thạc sĩ Khoa học (MSc): 1-2 năm học tập

https://www.hotcourses.vn/study-in-netherlands/choosing-a-university/about-dutch-institutions/

Những cú sốc du học Hà Lan \ok

Kinh nghiệm của du học sinh Việt Nam tại Hà Lan giúp bạn trẻ du học Hà Lan chuẩn bị tốt tâm lý và kiến thức để hòa nhập với môi trường sống, học tập ở đất nước hoa tulip.

Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Hà Lan học tập tương đối rải rác. Chất lượng đào tạo ở Hà Lan đã được quốc tế ghi nhận về tính thực tế và ứng dụng cao. Có rất nhiều trường ở Hà Lan nằm trong những trường danh tiếng nhất thế giới.

Chậm rãi và quy củ

Mở tài khoản ngân hàng là một trong những việc đầu tiên cần làm của du học sinh khi sang nước sở tại. Khi mới sang Hà Lan, tôi đến ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản, phải đến vài tuần sau tôi mới nhận được thẻ và mật khẩu tài khoản online cũng chỉ vì ngân hàng quá… chi tiết. Chỉ riêng việc kích hoạt mã PIN thôi ngân hàng đã gửi đến vài bức thư hướng dẫn, tôi đi đi về về hai, ba lần mới xong. Sống ở Hà Lan một thời gian, tôi khám phá ra rằng người châu Âu làm gì cũng chậm rãi và quy củ, đặc biệt trong những việc liên quan đến giấy tờ và chính sách. Thế nên bài học đầu tiên là: Kiên nhẫn và thực hiện đúng quy trình.

Không như ở châu Á, đa số người châu Âu không tham làm việc. Các siêu thị, cửa hàng thường chỉ mở cửa đến 6 giờ tối, bất kể mùa đông hay mùa hè, trừ các TP lớn các cửa hàng có thể mở cửa muộn hơn một chút. Hà Lan cũng không ngoại lệ. Bạn nào nấu ăn nên lưu ý điều này nếu không muốn… nhịn đói vào hai ngày cuối tuần hoặc bỏ một số tiền lớn cho một bữa ăn ở nhà hàng. Tôi đã từng phải trải qua một Giáng Sinh chỉ có bánh mì và nước lọc vì đi chơi về trễ và không kịp ra siêu thị mua thức ăn. Từ đó về sau, mỗi khi đến dịp hội hè, tôi đều phải tranh thủ đi chợ từ mấy ngày trước để chất đầy thức ăn trong tủ lạnh.

Di chuyển từ Hà Lan đến khắp châu Âu rộng lớn, bạn sẽ choáng ngợp bởi những kiến thức thực tiễn mà mình có thể tích lũy được chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhiệt độ 3-4oC

Hồi mới sang Hà Lan học, tôi đã viết trên Facebook của mình những dòng như thế này: “Mình thấy lá vàng rơi mà sao không lãng mạn gì hết, chỉ thấy ảm đạm thê thiết. Thay vì nắng vàng ươm rực rỡ như mấy hôm mùa hè, trời u ám xám xịt. Gió lùa thốc tháo. Mỗi sáng mở cửa sổ lại thấy mưa thường trực. Nhiệt độ chừng 8-9oC, có khi xuống 3-4oC. Mình khi đó chỉ muốn ngồi trong phòng quấn ba lớp chăn dày thay vì vừa đạp xe vừa xuýt xoa vì gió lạnh”.

Với những người sinh ra và lớn lên ở xứ nhiệt đới thừa nắng quanh năm thì việc phải làm quen với thời tiết ôn đới trong một thời gian ngắn không phải là chuyện dễ dàng. Đó là còn chưa kể đến “đặc sản” của Hà Lan – đất nước của gió và cối xay gió. Tôi đã không ít lần cảm thấy tủi thân ghê gớm khi cứ phải cắm cúi đạp xe hết con dốc này đến con dốc khác để tới trường trong khi gió thốc tháo tạt ngang tạt dọc trong những ngày mùa đông giá rét. Thời tiết ở Hà Lan cũng nổi tiếng về sự “đỏng đảnh” sớm nắng chiều mưa nên người Hà Lan có tục lệ chào nhau bằng câu “How is the weather?” (Thời tiết thế nào?), thay vì câu hỏi thông thường “How are you?” (Bạn khỏe không?) là vì vậy.

Mặc sức di chuyển trong “châu Âu khổng lồ”

Các nước châu Âu hầu hết đều có diện tích nhỏ nhưng nhờ có hiệp ước Schengen – hiệp ước về tự do đi lại được ký kết giữa 26 nước châu Âu, việc di chuyển giữa các nước trong khối này trở nên dễ dàng như thể đi từ TP này sang TP khác trong một “quốc gia khổng lồ” châu Âu. Tôi cho rằng dù bận rộn học hành như thế nào, bạn cũng nên sắp xếp thời gian đi du lịch để học thêm và trải nghiệm những điều trước đây chỉ được nghe kể hoặc đọc qua sách báo.

Những chuyến đi đã cho tôi tận mắt thấy những cánh đồng cỏ Hà Lan tượng trưng một nền nông nghiệp trù phú và hiện đại; những quảng trường rộng lớn của xứ Hy Lạp giúp tôi mường tượng về những “người kể chuyện” thông thái thời cổ đại; bảo tàng Louvre thu nhỏ cả nền văn minh nhân loại từ thời Babylon, Lưỡng Hà, Ai Cập; thành Vienna là một minh chứng về sự xa hoa đế vương; hay những công trình xù xì của Berlin cho tôi cảm nhận sâu sắc về tinh thần thép của một dân tộc “cõng cả châu Âu trên vai”… Ở các nước châu Âu, từ các loại dịch vụ vận chuyển như máy bay, tàu xe… đến các bảo tàng, địa điểm vui chơi luôn có ưu đãi dành cho sinh viên và những người trẻ dưới 26 tuổi. Thế nên đừng ngại đi và khám phá thế giới rộng lớn này!

https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/nhung-cu-soc-du-hoc-ha-lan-452853.html

PHẠM THỦY TIÊN (Du học sinh tại Hà Lan)

Du học Hà Lan, 15 việc cần chuẩn bị \ok

Nhận được thư mời nhập học từ trường đại học mong muốn là tin tuyệt vời, nhưng đó chỉ là khởi đầu. Có rất nhiều điều bạn cần sắp xếp trước khi bắt đầu học, chẳng hạn trả tiền học phí, tìm chỗ ở, đăng ký tham gia các sự kiện giới thiệu…

Cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất cứ điều gì là lập danh sách ghi lại tất cả mọi việc cần hoàn thành, và sau đó bắt đầu giải quyết từng thứ một. Để giúp sinh viên mới sẵn sàng cho việc học tại Hà Lan, Đại học Khoa học ứng dụng NHTV Breda đã biên soạn danh sách mang tính minh họa với 15 bước được chia thành 3 phần quan trọng.

Bạn nên lập một danh sách ghi lại tất cả mọi việc cần hoàn thành. Ảnh: Eurogates

Hoàn thành hồ sơ

1. Đăng tải bản sao các văn bằng, chứng chỉ

Bạn có thể nộp đơn xin học vào một trường đại học Hà Lan cùng năm bạn tốt nghiệp ở trong nước. Bạn không cần bằng tốt nghiệp khi nộp đơn ban đầu. Nhưng khi bạn đã có bằng, đừng quên đăng tải bản sao lên trang web của trường đại học hoặc Studielink để hoàn thành các yêu cầu về hồ sơ.

2. Gửi toàn bộ hồ sơ qua đường bưu điện

Sinh viên quốc tế sẽ nộp hồ sơ ban đầu cho trường đại học Hà Lan qua Internet và có thể chứng minh năng lực của mình bằng những văn bản “kỹ thuật số” này. Tuy nhiên, sau khi hồ sơ xin nhập học được phê duyệt, hầu hết trường đại học sẽ yêu cầu người nộp gửi bản xác minh các văn bằng, chứng chỉ của họ qua đường bưu điện.

3. Trả học phí và chi phí sinh hoạt

Trong hầu hết trường hợp, các trường đại học yêu cầu sinh viên phải trả trước học phí cho một năm. Đôi khi có thể nộp học phí theo cách trả góp, theo kỳ hoặc theo tháng. Dù theo cách nào, các trường đại học yêu cầu sinh viên chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng sống và học tập tại Hà Lan trong ít nhất một năm.

Thông thường, họ sẽ yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của trường để đảm bảo cho đến khi sinh viên đến Hà Lan. Ngoài ra, sao kê ngân hàng chứng minh năng lực tài chính của sinh viên cũng phải nộp cho trường. Bước này là rất cần thiết khi xin visa du học. Đối với năm 2016, sinh viên phải chứng minh có ít nhất 10.350 EUR trong tài khoản.

4. Xin học bổng hoặc hỗ trợ

Nếu đã đăng ký thành công một chương trình học, bạn nên dành thời gian để tìm học bổng hoặc hỗ trợ để giúp bạn trả một phần hoặc tất cả chi phí học tập. Ví dụ, Đại học NHTV Breda đưa ra những xuất học bổng lên tới 7.500 EUR cho bốn năm học cử nhân.

5. Nộp đơn xin khoản vay sinh viên

Nếu là công dân Liên minh châu Âu (EU) hoặc có giấy phép cư trú vĩnh viễn ở Hà Lan, bạn có thể vay tiền từ chính phủ Hà Lan để giúp chi trả chi phí học tập. Khoản vay sinh viên bao gồm một số tùy chọn cho vay có thể đủ trang trải học phí và chi phí sinh hoạt.

Để đảm bảo bạn đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ, hãy chắc chắn đã kiểm tra lại các hướng dẫn liên quan đến thủ tục hồ sơ trên trang web của trường đại học.

Giải quyết các yêu cầu hành chính

6. Xin thị thực du học

Nếu là du học sinh không đến từ các nước trong EU, bạn sẽ cần một thị thực du học và giấy phép cư trú. Trường sẽ xin thị thực cho bạn và sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ cần thiết. Hãy chắc chắn bạn biết những giấy tờ này và chuẩn bị chúng sẵn khi cần thiết để việc xin thị thực kịp thời gian bạn dự định sang Hà Lan.

7. Tìm nhà

Nhiều trường đại học đề nghị cung cấp chỗ ở cho sinh viên trong quá trình xin học. Trong hầu hết thành phố của Hà Lan, số lượng sinh viên nhiều hơn số lượng chỗ ở trong trường. Đó là lý do tại sao bạn nên chấp nhận ngay lời đề nghị của trường cho dù bạn không thích. Bạn có thể thay đổi chỗ ở sau kỳ đầu tiên.

8. Mua bảo hiểm y tế

Bạn cần bảo hiểm y tế hợp lệ để sống và học tập tại Hà Lan. Đối với mục đích học tập, bảo hiểm y tế tư nhân Hà Lan hoặc một thẻ bảo hiểm y tế EU là đủ. Tuy nhiên, nếu dự định đi làm hoặc thực tập trả lương trong thời gian học, bạn sẽ cần bảo hiểm bổ sung được cung cấp thông qua một công ty bảo hiểm y tế công cộng Hà Lan, thường đi kèm với chi phí bổ sung. Hãy hỏi Văn phòng sinh viên tại trường để giúp bạn tìm một công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm với giá ưu đãi cho sinh viên.

9. Đăng ký thường trú với hội đồng thành phố ở Hà Lan

Bạn sẽ cần nhận được một số dịch vụ xã hội (burgerservicenummer, hoặc BSN), để mở tài khoản ngân hàng, làm thẻ giao thông công cộng, mua một thuê bao điện thoại di động… trong thời gian sống ở Hà Lan. Bạn cũng sẽ cần sử dụng BSN để nhận được một tài khoản DigiD với tên đăng nhập và mật khẩu giúp bạn truy cập trực tuyến các dịch vụ công cộng Hà Lan.

10. Ghi lại những số điện thoại khẩn cấp

Hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ phải sử dụng đến, nhưng sẽ luôn luôn tốt hơn nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp. Văn phòng sinh viên của trường đại học có thể cung cấp cho bạn thông tin liên hệ cần thiết trong bất kỳ tình huống khẩn cấp. Một số trường học, như NHTV Breda, cũng sẽ lưu thông tin của tất cả sinh viên vào các cơ sở dữ liệu khẩn cấp và cung cấp cho họ một thẻ thông minh với tất cả số liên lạc cần thiết.

Tham dự các sự kiện xã hội để làm quen với những người bạn mới. Ảnh: Eurogates

Sẵn sàng cho cuộc sống sinh viên

11. Mua một máy tính cá nhân và các phương tiện học tập

Máy tính xách tay của bạn phải đáp ứng một số yêu cầu hệ thống mà bạn có thể tìm thấy trên trang web của trường. Chúng thường bao gồm việc cài các phiên bản mới nhất của Windows hoặc Mac OS và một phần mềm chống virus. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần mua phần mềm học tập và sách giáo khoa cho riêng mình, nhưng có thể mua sách cũ để tiết kiệm tiền.

12. Tham gia những sự kiện giới thiệu

Các trường đại học ở Hà Lan thường tổ chức sự kiện giới thiệu cho sinh viên mới để giúp họ gặp gỡ bạn học và nhân viên của trường. Ví dụ, Đại học NHTV Breda tổ chức Ngày vào trường và một tuần giới thiệu trước khi bắt đầu các kỳ học. Ngày học đầu tiên tại NHTV Breda được tổ chức vào 5/9, nhưng các sinh viên năm thứ nhất cần đến Hà Lan trước 25/8 để chuẩn bị.

13. Học một số từ Hà Lan cơ bản

Bạn học bằng tiếng Anh và bạn có thể nói tiếng Anh ở Hà Lan. Nhưng sẽ luôn là một điều tuyệt vời nếu bạn làm một người địa phương hoặc bạn học bất ngờ khi nói điều gì đó bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Bạn không cần phải tham gia một khóa học tiếng Hà Lan, chỉ cần tải ứng dụng “Hoi, Holland” về máy điện thoại và bắt đầu học.

14. Tìm một công việc làm thêm

Sinh viên từ EU có thể làm việc ở Hà Lan mà không bị hạn chế trong khi các du học sinh khác chỉ có thể làm việc tối đa 10 giờ mỗi tuần hoặc toàn thời gian trong mùa hè. Nhiều sinh viên chọn một công việc bán thời gian để học được một số kinh nghiệm làm việc và kiếm được một chút tiền mặt, nhưng việc tìm được một công việc phù hợp có thể là một nhiệm vụ đầy thử thách. Đi trước một bước bằng cách tìm kiếm một công việc trước và đọc thêm thông tin và kinh nghiệm chia sẻ về làm việc khi du học ở Hà Lan.

15. Gặp gỡ những sinh viên khác trong trường

Tham gia các nhóm hoặc hội sinh viên và tham dự các sự kiện xã hội để làm quen với những người bạn mới. Gặp gỡ những người mới sẽ giúp bạn có được nhiều điều tuyệt vời nhất trong thời gian du học thông qua kết nối thú vị và tình bạn suốt đời.

Việc chuẩn bị du học ở một quốc gia khác cần dành thời gian và công sức, nhưng với danh sách chi tiết việc cần làm, bạn có thể chắc chắn rằng mình không bỏ lỡ bất kỳ bước quan trọng nào. Khi biết những gì cần chuẩn bị trước và hoàn thành chúng, bạn sẽ đảm bảo rằng việc học và thời gian của bạn ở Hà Lan sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.

https://vnexpress.net/giao-duc/du-hoc-ha-lan-15-viec-can-chuan-bi-3442806.html